Cách bố trí ổ cắm điện trong nhà không phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Việc lắp đặt quá ít ổ cắm thường mang lại cảm giác thiếu thốn, nhưng lắp đặt nhiều lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Một số phân tích dưới đây sẽ giúp bạn tính toán được số lượng ổ cắm cần thiết cho từng phòng trong nhà một cách chính xác nhất.
Ổ cắm điện là nơi truyền điện trực tiếp nên cần được bố trí theo đúng nguyên tắc nhất định nhằm tránh những tai nạn điện có thể xảy ra. |
Phòng khách vốn là khu vực giải trí hàng ngày nên có nhiều thiết bị điện tử gia dụng lớn. Nhìn chung, chúng ta sẽ cần có 3 ổ cắm điện gần TV, một dành cho TV, một dành cho loa, thiết bị giải mã hay máy chiếu và vị trí còn lại sẽ dành để dự phòng.
Bạn sẽ cần một ổ điện hoặc đầu chờ dây điện cho điều hòa. Ngoài ra, mỗi bên của ghế sofa cũng cần một ổ cắm đôi để sạc điện thoại, máy tính bảng, để sử dụng quạt hay máy lọc không khí.
Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, nên cố gắng bố trí ổ cắm ở phía sau mỗi thiết bị điện cố định như TV hay máy tính. Như vậy, các đường dây điện và ổ điện sẽ được giấu gọn gàng. Mặt khác, ổ cắm dành cho những thiết bị không sử dụng thường xuyên như máy hút bụi hay quạt cây nên được bố trí cách sàn một khoảng 30cm.
Có thể nói phòng bếp là nơi cần nhiều ổ cắm, công tắc hơn bất cứ khu vực nào trong nhà. Bởi trong căn bếp hiện đại, có rất nhiều thiết bị như tủ lạnh, máy lọc nước, máy hút mùi, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bếp từ… Thậm chí, nhiều gia đình còn có máy rửa bát, máy trộn, máy ép, máy xay sinh tố, máy pha cà phê, bình nóng lạnh trong bếp… và vô vàn các thiết bị lặt vặt khác, tất cả đều cần nguồn điện để hoạt động.
Ổ cắm trong bếp nên lắp cách sàn khoảng 130cm.
Sẽ cần có ít nhất 5 ổ cắm cho các thiết bị sử dụng điện liên tục. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng nên lắp ổ cắm điện. Tốt nhất bạn nên có một ổ cắm đôi ở gần máy hút mùi dành cho máy hút mùi và bình nóng lạnh, 2 ổ dưới bồn rửa chén để lắp đặt máy lọc nước và các thiết bị khác. Các gia đình cũng cần tới 2 ổ cắm ở vị trí của lò vi sóng, lò nướng hay nồi áp suất.
Với tủ lạnh, nên bố trí ở cắm ở phía sau. Nếu bạn đặt lò vi sóng trên tủ lạnh thì ổ cắm cho lò vi sóng cũng được bố trí ở phía sau tủ lạnh. Cần có đường dây và ổ cắm riêng dành cho bếp điện vì đây là thiết bị sử dụng thường xuyên và có công suất khá lớn. Gần bàn ăn cần 2 ổ cắm để cắm nồi điện, quạt điện, bếp từ ăn lẩu hay sạc điện thoại khi ăn.
Cuối cùng là bộ ổ điện gồm 4-5 lỗ đặt ở vị trí thuận tiện cho các thiết bị như nồi cơm, ấm đun nước, máy xay sinh tố. Nếu có dự định trang bị máy rửa bát cho phòng bếp, bạn cũng nên tính toán, dự trù vị trí đặt thiết bị và ổ cắm cho thiết bị này. Các chuyên gia khuyên rằng nên bố trí máy rửa bát trong tủ hoặc khu vực riêng, không thấm nước để không ảnh hưởng đến vẻ đẹp và độ an toàn của cả phòng bếp.
Lưu ý, ổ cắm điện trong bếp nên cách sàn một khoảng 130cm và cách bếp nấu ít nhất 50cm.
Dù công năng chính của phòng ngủ là để ngủ nhưng vẫn cần có nhiều ổ cắm để sử dụng các thiết bị và nhu cầu cá nhân của người dùng. Nếu phòng ngủ được bài trí theo phong cách truyền thống, tức là một chiếc giường đôi được đặt ở giữa phòng thì 2 bên giường đều cần có ổ điện để thắp sáng đèn ngủ, sạc điện thoại, máy tính bảng.
Ở hai bên giường đều cần có công tắc, ổ cắm phục vụ cho đèn ngủ, sạc điện điện thoại vào ban đêm.
Nếu trong phòng ngủ có 2 giường đơn riêng biệt thì số lượng ổ cắm không hề thay đổi. Nhiều người còn có thói xem TV trước khi đi ngủ, do đó, bạn cần thiết kế ổ cắm cho TV và nên bố trí ổ cắm ẩn phía sau TV. Ổ cắm dành cho điều hòa nên được bố trí gần cửa sổ, nơi bạn sẽ lắp điều hòa để tránh tình trạng đi dây chằng chịt.
Nếu đặt bàn học trong phòng ngủ, bạn cần trang bị bộ ổ điện 3-4 lỗ. Mặt khác, cũng cần có 2 vị trí khác dành cho quạt điện, máy hút bụi…
Trong căn phòng này, bạn nên bố trí 4 ổ cắm để hỗ trợ hoạt động cho máy tính, gồm CPU, màn hình, loa và ổ điện dự phòng. Mặt khác, bạn sẽ cần một ổ điện riêng dành cho điều hòa. Ngoài ra, người dung cần thêm 2 vị trí nữa dành cho đèn bàn, quạt điện và sạc điện thoại.
Phòng tắm hiện đại cần có đủ ổ cắm cho bình nóng lạnh, quạt thông gió, bể sục Jacuzzi (nếu có). Nếu bố trí máy giặt trong phòng tắm, hãy tạo một không gian riêng biệt và lắp đặt thêm ổ cắm. Lưu ý, ổ cắm của máy giặt phải cách vòi nước một khoảng 50-60cm. Ổ cắm cho bể sục có thể được lắp đặt âm tường vì những thiết bị này sử dụng điện thường xuyên và không phải cắm vào, rút ra liên tục.
Cạnh gương bồn rửa, nên có 2 ổ cắm dành cho những thiết bị nhỏ như máy sấy tóc, tông đơ hay bàn chải điện.
Nguyên tắc bố trí công tắc, ổ cắm điện trong phòng tắm.
Khi bố trí ổ cắm, công tắc điện cần đảm bảo một số tiêu chuẩn về khoảng cách như sau:
Tiêu chuẩn về khoảng cách khi bố trí ổ cắm, công tắc điện trong nhà.
Cuối cùng, cả công tắc và ổ cắm phải đảm bảo tiêu chuẩn về độ bền, cách điện (lớp bảo vệ đạt chuẩn IP44) và được nối đất đúng cách nhằm ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Đánh giá nhu cầu sử dụng
Đây được xem là bước đầu tiên trước khi thiết kế, lắp đặt hệ thống điện cho mọi căn nhà. Việc đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn lên được phương án thiết kế, lắp đặt một cách phù hợp, an toàn, thẩm mỹ và tiết kiệm nhất. Hãy ưu tiên những vật dụng thiết yếu, sau đó mới tính đến những thiết bị phụ trợ.
Mặt khác, nên có phương án dự trù cho mọi hệ thống khi lắp đặt, đồng thời cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo các thiết bị điện được lắp đặt đầy đủ, tiện lợi khi sử dụng, dễ sửa chữa khi cần thiết vì các thiết bị trong quá trình sử dụng sẽ có trục trặc.
Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật
Với những ngôi nhà nhỏ và chỉ sử dụng những thiết bị cơ bản nhất thì có thể không nhất thiết phải làm một bản thiết kế. Tuy nhiên, với những ngôi nhà sử dụng nhiều thiết bị điện thì bản vẽ kỹ thuật lại rất cần thiết bởi khi vẽ, bạn sẽ dễ dàng tính toán được các thiết bị, vị trí đặt sao cho phù hợp với bố cục nhà cũng như nhu cầu sử dụng.
Bản vẽ thiết kế điện có vai trò đặc biệt quan trọng dù áp dụng theo bất cứ cách bố trí ổ cắm điện trong nhà nào.
Hơn nữa, bản thiết kế còn giúp đánh giá được khả năng chịu tải của đường điện, từ đó giúp bạn đưa ra những phương án phù hợp nhất, đảm bảo an toàn khi sử dụng mà không gây lãng phí.
Đảm bảo đồng bộ trong thiết kế và thi công
Không ít trường hợp thiết kế một đằng nhưng thi công một nẻo gây bất tiện khi sử dụng, khó khăn khi sửa chữa, thậm chí còn xảy ra hậu quả đáng tiếc. Vì thế, cần đảm bảo quá trình thi công phải đồng bộ với thiết kế.
Lựa chọn trang thiết bị phù hợp
Các thiết bị điện có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề kỹ thuật. Từng thiết bị đều có quy định rõ ràng về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và các điều kiện phù hợp kèm theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý đến vấn đề này. Bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp, vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo thuận tiện khi sử dụng. Mặt khác, các thiết bị này cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với tổng thể thiết kế chung.
Theo Batdongsan.com.vn
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàngPhí vận chuyển: Tính lúc thanh toán
Thành tiền:
Bình luận